Những năm gần đây, nghề nấu rượu truyền thống của các bà con dân tộc vùng cao Lào Cai đang khôi phục và phát triển trở lại, trong đó có nghề nấu rượu thóc. Rượu thóc Lào Cai được đồng báo dân tộc Dao Đỏ nấu chủ yếu ở huyện Bát Xát và Sa Pa. Rượu thóc có độ ngon đặc biệt, mùi thơm ngon của gạo nương và men lá. Nồng độ rượu khá cao, nhưng uống vào vẫn êm dịu, tạo cảm giác sảng khoái cho người uống khi uống đến độ “phiêu”.
Rượu thóc Lào Cai là một nét độc đáo trong ẩm thực của người Dao Đỏ. Trải qua hàng trăm năm, rượu thóc được đúc rút từ nhiều địa phương phân bổ sinh sống của người dân.
Bát Xát – cái nôi của Rượu thóc Lào Cai
Bát Xát là 1 huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, nơi đây có vì trí chiến lược trong an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế của tỉnh nhà.Trong huyện có 22 xã với các nghề truyền thống khác nhau, đặc biệt có 3 xã rất nổi với nghề nấu rượu thóc, đó là xã: Ý Tý, Nậm Pung, Bản Xèo.
Rượu thóc nấu ở Bát Xát có chất lượng rất ngon, nhưng thị trường tiêu thụ bên Bát Xát thì hạn chế do giao thông đi lại, thương hiệu khó xây dựng. Vì thế, thị trường của rượu thóc nơi đây đa số vẫn phát triển bên huyện Sa Pa, nơi mà hàng ngày có rất nhiều người du lịch tới tham quan.
Sa Pa – thị trường lớn nhất của rượu thóc Lào Cai
Nói tới Sa Pa, chắc ai trong chúng ta cũng đều đã từng nghe nói. Hiện nay, hệ thống đường cao tốc phát triển, các khu du lịch ở Sa Pa ngày càng nhiều, đó chính là thị trường màu mỡ để phát triển các thương hiệu truyền thống, trong đó có rượu thóc.
Rượu thóc ở Sa Pa thì có ít bản nấu, nổi tiếng nhất thì có xã Thanh Kim. Rượu thóc Thanh Kim được nấu bởi 1 bản người Dao nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Rượu Thanh Kim hàng năm cũng không sản xuất được nhiều, chất lượng thì không có gì đặc biệt, bởi họ đa số phát triển nấu rượu cùng phất triển du lịch cộng đồng.
Trong các cửa hiệu bán hàng, bán rượu. Thì rượu thóc bày bán vẫn có nguồn gốc từ Bát Xát như: Rượu thóc Sim San của Bản Xèo, rượu thóc San Lùng của xã Y Tý, rượu thóc Nậm Pung của xã Nậm Pung.
Rượu thóc Lào Cai rất phong phú về chủng loại, nhưng chất lượng ngon nhất theo chúng tôi đó vẫn là rượu San Lùng.
Rượu thóc Lào Cai trước đây được nấu chủ yếu bằng giống thóc của địa phương, nhưng hiện nay những giống thóc đó ít được trồng, vì năng suất thấp, nên đồng bào Dao đỏ dùng các loại lúa lai như: LC 70, LC 212, Nhị ưu 838 trồng thay thế. Vì thế, muốn có được những lít rượu ngon thì bạn nên đặt nấu rượu thóc theo đơn đặt hàng riêng của bạn, có như vậy thì rượu sẽ ngon hơn rất nhiều.
Với chính sách phát triển của tỉnh Lào Cai, rượu thóc trở thành ngành nghề phát triển kinh tế chính cho người dân tộc Dao nơi đây. Bà con sẽ được đầu tư cả về lượng và chất để bà con sản xuất ra những lít rượu thóc ngon hơn nữa.